Việt Nam đã sớm thử nghiệm thành công mạng di động 5G là bước tiến quan trọng, đảm bảo hạ tầng tương lai cho một xã hội số. Với việc thử nghiệm thành công mạng 5G của Viettel ngày 10/5 vừa qua đã đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia đầu tiên triển khai 5G trên thế giới.
Tuy nhiên, mạng 5G còn nhiều thành phần cần được điều chỉnh tối ưu hóa như: vị trí phát sóng, thiết bị đầu cuối, tương quan vùng phủ sóng, tần số thử nghiệm, số lượng tần số, … Bên cạnh đó để có thể đưa mạng 5G Việt Nam ra toàn thế giới thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ cũng như sự tham gia của các Doanh nghiệp trong, ngoài nước. Ở khuôn khổ của bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau “Ôn lại chặng đường của các mạng 2G, 3G, 4G tiền nhiệm nhé!”
Giới thiệu và Nhìn lại chặng đường phát triển mạng 2G, 3G, 4G
CHÚ Ý: Bài viết này được thực hiện bởi Xuân Min, thành viên của web site CoGiHay.Com – Tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tới bạn đọc những chặng đường phát triển của mạng 2G, 3G, 4G tại Việt Nam, đồng thời chia sẻ tới bạn đọc thông tin về mạng 5G! Xin mời bạn đọc dành vài phút để tham khảo thông tin chi tiết hơn ở các mục bên dưới đây.
Bài viết được viết bởi XuanMin – thành viên website CoGiHay.com
Mạng 5G đã đến – Cùng nhìn lại chặng đường của các mạng 2G, 3G, 4G
– Năm 1991: Mạng lưới 2G đầu tiên xuất hiện.
– Năm 2001: Mạng lưới 3G được ra đời, nhưng nó chỉ được triển khai ở Châu Âu & Mỹ vào đầu năm 2003.
– Năm 2009: Mạng 4G được triển khai.
Chúng ta sẽ sử dụng mức độ phổ biến tương đối của điện thoại chỉ có 2G, điện thoại hỗ trợ 3G và sau đó là điện thoại 4G để đo tốc độ đón nhận của thị trường công nghệ. Và khoảng thời gian xét sẽ bắt đầu từ năm 1994, nhưng mọi người cần nhớ rằng giai đoạn 1991-2003 về cơ bản thì cả thế giới đều sử dụng mạng lưới 2G.
Sau khi xuất hiện các dòng điện thoại 3G đầu tiên trên thị trường, nó đã không đón nhận được sự yêu thích trên toàn thế giới. Mặc dù MMS vẫn còn hoạt động tốt, nhưng không ai sử dụng các cuộc gọi video, vì sao? Bởi vì ở thời điểm ấy gói dữ liệu vẫn còn quá đắt cho việc áp dụng chính thống. Nhưng sau một vài năm, khi công nghê phát triển hiện đại hơn, mọi thứ khi ấy đã trở nên tốt hơn rất nhiều so với thời điểm ban đầu.
Mãi cho đến năm 2007, các thiết bị di động có kết nối 3G đã trở thành chuẩn mực. Đó là 4 năm kể từ khi mạng 3G trở nên phổ biến rộng rãi và 16 năm kể từ sự xuất hiện của kỷ nguyên 2G.
Các mạng 4G thương mại đầu tiên được triển khai vào năm 2009 và một lần nữa phải mất vài năm cho đến khi điện thoại tương thích bắt đầu xuất hiện.
Dễ dàng nhận ra, những điều kể trên không phải là bất thường và chắc chắm rất có thể nó cũng xảy ra với 5G – thiết bị đầu tiên kết nối với mạng mới là các máy tính được gắn vào modem (thông qua USB hoặc gần đây là Wi-Fi).
Mãi cho đến năm 2013 thì sự phổ biến của điện thoại hỗ trợ 4G mới vượt qua các mẫu chỉ có 3G. Như vậy là mất 4 năm kể từ ngày mạng 4G ra mắt đầu tiên cho đến khi smartphone 4G trở thành tiêu chuẩn và 10 năm kể từ khi mạng 3G trình làng!
Và cho đến thời điểm hiện tại, trong năm 2019, các mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đã được cho ra mắt. Tuy nhiên, đây chỉ là thử nghiệm nho nhỏ của một số nhà mạng lớn tại Việt Nam, tiên phong đi đầu chính là nhà mạng Viettel. Vào ngày 10/05/2019 – Họ tuyên bố đã cho ra mắt 5G trước đó, nhưng đấy chỉ là lần thử nghiệm với quy mô nhỏ.
Viettel đã thực hiện kết nối thành công mạng 5G đạt tốc độ 1,5-1,7Gbps, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G. Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ thương mại hóa dịch vụ 5G vào năm 2020.
Dự báo, “Công nghệ 5G sẽ tạo ra cuộc cách mạng về kết nối” và sẽ là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, với những mô hình và phương thức kinh doanh mới, tạo cơ hội lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Khác với 2G, 3G hay 4G, 5G không chỉ là thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5. Cuộc thử nghiệm kỹ thuật cuộc gọi 5G đầu tiên của Viettel tại Việt Nam được xem là chìa khóa để nhà cung cấp dịch vụ này bước đầu mở cánh cửa kết nối đi vào thế giới công nghệ 4.0.
Công nghệ mạng 5G được xem là nhân tố quan trọng nhất làm thay đổi toàn cầu trong ít nhất nửa thập kỷ tới. Việc phát triển mạng 5G sẽ giúp tốc độ kết nối giữa các thiết bị trở nên nhanh hơn, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, những chiếc điện thoại 5G hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tính năng hữu ích như giải trí bằng thực tế ảo sống động, kết nối nhiều hơn bằng cuộc gọi video với tốc độ cao và chất lượng sắc nét, phát trực tiếp bằng hình ảnh 360 độ, tăng cường tính năng lồng ghép, xử lý hình ảnh nâng cao bằng trí tuệ nhân tạo,…
5G LÀ GÌ ?
5G là mạng thông tin di động thế hệ mới nhất, kế tiếp sau mạng 4G. 5G có tốc độ, dữ liệu lớn, dung lượng cao, độ trễ siêu nhỏ, tiết kiệm năng lượng, chi phí thấp và có khả năng kết nối đa thiết bị.
Mạng 5G có tốc độ từ 10 Gbps-20 Gbps. Độ trễ chỉ ở mức dưới 1 ms (4G là 30-70 ms). Phổ tần cao với sóng mm, từ 28-39 GHz (4G là 700 MHz-3 GHz), 5G sử dụng kênh băng thông rộng lên đến 400 MHz (4G là 20 MHz).
Với tốc độ nhanh, dữ liệu lớn, độ trễ siêu thấp, … 5G mở ra nhiều ứng dụng ngay trong tương lai gần. Khả năng kết nối lớn trong hệ thống Internet vạn vật (IoT) nên các phương tiện giao thông có thể liên lạc với nhau, với các công trình giao thông, tạo ra nền tảng cho xe tự lái, v.v.
Người xem có thể tải về một bộ phim chất lượng cao chỉ mất chưa đến 1 giây, trong khi 4G phải mất 10 phút. Sự khác biệt giữa công nghệ 5G so với các công nghệ trước đó không chỉ ở tốc độ, mà còn ở nhiều khía cạnh khác, nhất là việc sử dụng phát sóng từ trạm HAPS (máy bay không người lái hoạt động như vệ tinh địa tĩnh) ở độ cao trung bình 20-22km so với mặt đất.
NHỮNG ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA MẠNG 5G
– Về tốc độ truyền tải mạng: Công nghệ không dây thứ 5 – 5G có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn 10 – 100 lần so với 4G.
– Về khả năng kết nối: Mạng 5G có thể xử lý việc gia tăng số lượng lớn các thiết bị với nhau.
– Về độ rớt/trễ mạng: Công nghệ 5G có đỗ trễ mạng siêu thấp, khiến cho các tương tác tiếp cận thời gian thực. Akshay Sharma, một chuyên gia tại hãng phân tích Gartner đánh giá: “5G với tốc độ cao, độ trễ thấp so với các mạng hiện tại sẽ mang đến nền tảng tốt hơn cho các kiến trúc mới mà từ trước tới nay chưa từng có”.
– Về độ tương thích ngược: Mạng 5G có khả năng tương thích ngược với mạng khác, nó sẽ bổ sung thêm kiến trúc mới cho mạng truy nhập vô tuyến đám mây.
TÓM LẠI: Về bản chất, thì công nghệ 5G hiện tại vẫn phát triển dựa trên nền tảng 4G nhưng ở mức độ cao hơn, mạng 5G còn hỗ trợ đắc lực cho các công nghệ mạng khác.
LỜI KẾT
Trên đây là một chặng đường dài phát triển của mạng 2G, 3G, 4G và sự ra đời của mạng 5G trong tương lai gần mà mình muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cá nhân mình hy vọng trong thời gian sớm nhất có thể, công nghệ 5G sẽ được ứng dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam, cũng như việc thúc đẩy đất nước bước vào ‘cuộc cách mạng công nghiệp 4.0’.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tham khảo bài viết trên đây của mình, mình hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với mọi người! Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên ấn nút LIKE & SHARE bài viết này để nhiều người khác cùng biết đến nha!
Có Gì Hay – Chúc các bạn thành công!